Ngũ trảo là cây thân gỗ nhé các mẹ. Nó còn gọi là cây chân chim, ngũ trảo phong, mẫu kinh hoặc hoàng kinh. Cây này cao khoảng 3 – 5m, lá mọc đối, có từ 3 – 5 lá chét, hình trái xoan hoặc hình mũi mác. Mặt trên của lá nhẵn, có màu xanh lục sẫm, còn mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc. Ở phần đầu mỗi lá đều có đường răng khía.
Theo Đông y, ngũ trảo có mùi thơm, vị the đắng, tính ấm. Nó thường được dùng để giảm nhiệt, hạ sốt, lưu thông huyết mạch và trị suyễn hoặc viêm phế quản. Lá ngũ trảo dùng tắm cho trẻ sơ sinh còn có tác dụng trị rôm sảy, ngừa ghẻ chốc hoặc bình thường cũng có công dụng làm mát da. Cái này chỉ cần tắm khoảng 10 ngày da trẻ sẽ mịn màng và sờ vào rất mát tay ạ!
Cây dền gai
Theo Đông y, dền gai có vị ngọt nhẹ, tính hàn. Nó được dùng để làm thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, phù thũng, chữa các bệnh về thận và làm thuốc điều kinh. Nhà má chồng em thường dùng phần thân trên để tắm cho trẻ sơ sinh vì nó chữa viêm hoặc mụn nhọt rất tốt. Con nít cần được tắm lá này thường xuyên để da lành, không dễ làm độc khi bị con gì cắn. Ngoài ra, lá cây dền gai còn có tác dụng long đờm, trị ho và chữa các bệnh về đường hô hấp rất tốt.
Cây sài đất
Sài đất thuộc họ Cúc, còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc… Cây này ở nước ta mọc hoang rất nhiều và cũng đã có nhiều người biết được công dụng của nó. Nếu lấy cây sài đất tắm cho bé bị mụn nhọt, ghẻ lở, rôm sẩy… thì da bé sẽ rất nhanh lành bởi cây này có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, có dùng sài đất để trị cảm, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà và phòng sởi cho bé.
Cỏ mần trầu
Đây là loại thuốc quý được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng. Chúng tôi đã có dịp chia sẻ kỹ hơn ở bài đăng trước ( Tham khảo thêm : http://kinhnghiemsongs.blogspot.com/2017/06/co-man-trau-vi-thuoc-quy-nup-bong-loai.html ). Ngoài tác dụng trị bệnh đái dầm, ngừa viêm não truyền nhiễm, trị ho, giảm sốt… cho trẻ nhỏ, cỏ mần trầu còn được dùng tắm bé để trị ngứa, rôm sẩy hoặc ghẻ lở. Vì đây là loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ rất hiếm nên các mẹ có thể yên tâm để sử dụng cỏ này tắm cho bé mà không sợ tác dụng phụ.
Dây và lá khổ qua rừng
Dùng lá và dây khổ qua rừng phơi khô. Sau đó lấy 50g, đun sôi khoảng 15 phút và dùng nước này tắm cho bé. Theo kinh nghiệm em từng áp dụng thì loại này làm đét các vết côn trùng cắn cũng như rôm sẩy rất nhanh. Chỉ khoảng 3 ngày là đủ để mẹ thấy sự khác biệt.
Lá kinh giới
Dùng một nắm lá kinh giới rửa sạch với muối, sau đó vo nát và nấu sôi khoảng 15 phút. Dùng nước lá này tắm bé chẳng những có tác dụng làm sạch da mà còn trị được một số nốt mụn thông thường.
Cây nhọ nồi
Loại cây này nhà em thường dùng cho các bé mỗi khi bị bệnh sốt phát ban. Liều dùng khoảng 60g một ngày và uống liên tục trong ngày. Sau khoảng 2-4 ngày là con khỏi. Ngoài ra, khi trẻ ho cũng có thể cho trẻ uống nước của cây nhọ nồi để trị sốt cao và chảy máu cam. Khi dùng nhọ nồi tắm bé, mẹ sẽ không lo da con có hiện tượng làm độc sau mỗi lần con bị muỗi chích, côn trùng cắn… nên bé sẽ chẳng sợ thâm sẹo đâu nhé!
Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm ở Việt Nam được chiết xuất từ cây tràm gió là chủ yếu. Loại cây này em nghe nói ở Huế nói riêng và ở miền Trung nói chung là cho chất lượng dầu tốt nhất đấy ạ! Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm và tắm cho bé có thể trị được rôm, sảy, làm sạch da hơn cả xà phòng đấy ạ! Nếu bé bị ho, cảm hoặc viêm họng, mẹ có thể dùng dầu tràm thoa dưới lòng bàn chân con và mang vớ cho bé. Rất nhiều mẹ đã thử cách này và chứng thực công hiệu ạ!
Đây là những cách nhà em thường dùng. Ngoài ra, em còn thấy trên mạng các mẹ chia sẻ mấy loại lá khác như: lá khế, lá bát bát/ mảnh bát, lá rau sam, lá chè xanh, lá dâu tằm, nước cốt chanh,… Các loại này em chưa dùng nên không biết chúng có tác dụng tốt hơn như các loại lá em đã nêu không ạ! Thành ra, chắc phải nhờ các mẹ khác có kinh nghiệm quân sư thêm cho các mẹ ạ!
Lưu ý khi tắm lá cho bé:
Dù em tin tắm lá tốt cho da bé nhưng em cũng không bỏ qua các cảnh báo của các bác sĩ đâu ạ. Đây là cách em tránh để việc tắm lá không gây hại cho con:
– Trước khi nấu lá, lúc nào cũng phải rửa qua nước nhiều lần với muối để loại bớt bụi bẩn và vi khuẩn. Với một số loại lá có lông tơ, cách này cũng có thể làm sạch được đấy ạ!
– Với các loại lá không có tác dụng làm sạch nhờn trên da, mẹ có thể tắm trước cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng.
– Sau khi tắm, lúc nào cũng phải tráng lại nước ấm cho con để tránh bột lá còn đọng lại và gây nhiễm khuẩn trên da.
– Nấu lá tắm cho bé có liều lượng cụ thể hoặc nếu không đong cân được, chỉ cần nhớ nấu nước loãng, không quá đặc.
– Khi da bé đang bị mưng mủ, trầy xước hoặc có vết thương sâu trên da, không nên tắm lá cho bé.
– Sau khi tắm, theo dõi xem trên da bé có nổi hột đỏ hoặc mẩn đỏ không. Nếu có nên ngưng ngay vì có thể cơ địa bé không phù hợp.
Hiện tại, dù con em đã hơn 2 tuổi nhưng cứ hễ có dịp về quê nội, các con cũng được bà nấu cho mấy thứ lá này để tắm. Chúng nó thích lắm, cứ mỗi lần gọi “Các con ơi, vào tắm!” thì y như rằng tụi nó có mặt ngay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét