Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Cỏ mần trầu: Vị thuốc quý 'núp bóng' loài cỏ dại - kho thuốc quý cho trẻ sơ sinh

Là loài cỏ dại mọc hoang ven sông, cỏ mần trầu lại là cây dược liệu rất quý không phải ai cũng biết.
Cỏ mần trầu hay mần chầu, tên khác là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cỏ vườn trầu... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa (Poaceae). Loại cỏ này rất dễ tìm vì hay mọc ở vệ đường, bãi cỏ và có thể thu hái quanh năm. 


Trong sách y văn cổ, cỏ mần trầu được gọi là thiên kim thảo nghĩa là cỏ ngàn vàng, cho thấy người xưa rất coi trọng giá trị của thứ cỏ này. Nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong lợi thấp, tán ứ chỉ huyết, là vị thuốc mát, có tác dụng chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa sốt rét đồng thời có tác dụng làm mát gan. 

Một số bài thuốc từ cỏ mần trầu
Cao huyết áp: Dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt cho dễ uống. Uống 2 lần, sáng và chiều.
Sốt cao, co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, uống nhiều lần trong 12 giờ.
Lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng: Lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống 1 lần/ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.
Phụ nữ có thai: Khi phụ nữ mang thai thấy người nóng, táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực. Ngày sắc 12 - 16g khô trong 300ml nước uống 2 - 3 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI VIẾT MỚI

25 CÂU NÓI NGẤM TẬN XƯƠNG TỦY

CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM